Chắc hẳn chúng ta ai cũng không xa lạ gì với bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa như là một nét đẹp trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Hình ảnh bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa rất dễ bắt gặp trong ngôi nhà, cửa hàng, cửa hiệu hay thậm chí trong những công ty,… với vị trí đầy trang trọng. Tuy nhiên liệu mấy ai biết được nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục thờ Thần Tài, Thổ Địa hay những lễ vật bày biện, bài văn khấn Thần Tài như thế nào? Cùng Mâm Cúng Thuần Việt tìm hiểu với Mâm cúng thuần Việt nhé.
Nguồn gốc tục thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa
Truyện kể rằng, ngày xưa tại đất nước Trung Hoa, có một người lái buôn tên là Âu Minh. Một ngày nọ khi anh đi qua khu vực hồ Thanh Thảo gặp Thủy Thần. Thủy Thần cho Âu Minh một người gia nhân tên Như Nguyện. Âu Minh mang Như Nguyện về nuôi trong nhà. Từ ngày có Như Nguyện, công việc làm ăn của ông ngày một phát đạt.
Thật không may, vào ngày đầu năm Như Nguyệt vô tình làm phật ý ông, Âu Minh tức mình đánh Như Nguyện. Như nguyện sợ chạy trốn và mất tích.Kể từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng bao lâu ông trở nên nghèo xác xơ.Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà.
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa). Đó là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng.
Xưa kia, khi những người dân Việt đi khai hoang, họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Chính vì vậy trên bàn Thần Tài thường có thêm Thần Thổ Địa là vì thế.
Nguồn gốc ngày vía Thần Tài
Theo một tích khác thì tục thờ Thần Tài xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20. Xoay quanh nét đẹp tín ngưỡng ngày là những câu chuyện liên quan khá thú vị.
Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Có rất nhiều sự tích kể về Thần Tài nhưng biết đến nhiều nhất là câu chuyện kể về Triệu Công Minh, người đã giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương.
Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo – Nạp Trân – Chiêu Tài – Lợi Thị, vì thế, ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Cũng với lý do đó mà trong dân gian, mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
Theo một tích truyện khác, vào một lần do uống rượu quá say, vị Thần Tài lỡ chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên mất mình là ai. Sống lang thang và không biết làm việc gì, ông đi ăn xin để sống qua ngày.
Gặp một vị chủ quán tốt bụng, ông được mời vào và ăn một bữa thịnh soạn. Quán đang rất vắng khách nhưng khi ông lão ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách ra vào tấp nập, để ý thấy điều này ông chủ quán giữ ông lão ở lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.
Sau một thời gian ông lão ăn xin bắt đầu nhớ lại được mọi chuyện và trở về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10, vì thế mà dân gian xem ngày 10 hàng tháng là ngày Thần Tài. Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài đầu tiên của năm.
Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài
Trong ngày vía Thần Tài mồng 10 tháng 10 Giêng âm lịch một bộ lễ vật đầy đủ dâng lên ban Thần Tài bao gồm:
* Bộ Tam Sên: là đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên
– Miếng thịt heo (sống trên cạn – Thổ)
– Con tôm hoặc cua (sống dưới nước – Thủy)
– Trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.
Ngoài ra lễ vật còn có hương, hoa, đèn, giấy cúng để cầu xin cho một ngày mới, một tuần mới, một tháng mới và một năm mới làm ăn phát đạt.
Cách bày mâm Thần Tài
Bàn thờ Thần tài được đặt dưới nền đất. Bàn thờ Thần Tài- ông Địa tuy để dưới đất nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho ban thờ các vị này luôn sạch sẽ.
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là ThầnThổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính…
Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả (5 loại trái cây). Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ tết, các ngày sóc vọng, người ta thường bày lễ mặn.
Bài khấn vía Thần Tài
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy Thần Tài vị Tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con tên là …. Sinh ngày …. tháng … năm … (Dương lịch) tức ngày … tháng …
năm … (âm lịch). Ngụ tại …
Hôm nay là ngày … Tháng … năm …
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, hương hoa, trà quả các thứ cúng dân bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền và chư vị Tôn Thần
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kết luận
Dù lễ vật có lớn hay nhỏ, ít hay nhiều nhưng quan trọng vẫn ở cái tâm của gia chủ. Chỉ cần bạn thành tâm, lương thiện, thật thà thì chắc chắn sẽ được gặp nhiều may mắn, buôn may bán đắt. Ngoài ra một điểm chú ý nhỏ cho các chị em, nếu đang đến ngày đèn đỏ thì tránh làm lễ và nên nhờ người khác hoặc các anh cúng thay.