Trong nhiều loại mâm cúng thần linh (bao gồm cả mâm cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé) cũng đều có sự xuất hiện của bộ Tam Sên. Vậy bộ Tam Sên gồm những lễ vật gì? Ý nghĩa của bộ Tam Sên trong mâm cúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
- Mâm cúng đầy tháng nâng cao cho bé gái
- Mâm cúng đầy tháng nâng cao cho bé trai
- Mâm cúng đầy tháng gói VIP cho bé trai, bé gái
Bộ Tam Sên gồm những gì?
Bộ Tam Sên hay còn gọi là Tam Sanh là tên gọi của lễ vật thường có trong các mâm cúng thần linh, đặc biệt trong mâm cúng thần tài thổ địa, và thường gặp ở mâm cúng miền Nam nhiều hơn. Tuy nhiên ngày nay, lễ vật này cũng đã xuất hiện ở khắp các vùng miền trên cả nước cũng chính bởi vì những ý nghĩa mà món lễ vật này mang lại cho một mâm cúng thần linh.
Cái tên Tam Sên hay chính xác hơn là Tam Sanh là đại diện cho 3 món, của 3 loài sinh vật đại diện cho 3 loài sống ở dưới nước, mặt đất và trên trời.
Vì là đại diện cho 3 loài dưới nước, trên cạn, trên trời nên chắc chắn bộ tam sên này phải có tới 3 món. Ở các mâm cúng ở miền Đông Nam Bộ thì bộ tam sên bao gồm những lễ vật sau:
– Thịt lợn ba chỉ luộc,
– Cua hoặc tôm luộc
– Trứng vịt hoặc trứng gà luộc.
3 lễ vật này cũng thường gặp ở những mâm cúng thần linh của miền Bắc ngày nay.
Ở Huế và một số tỉnh miền Trung thì bộ tam sên thường bao gồm những lễ vật sau:
– Môi bò (mép bò),
– Dồi trường
– Lưỡi heo
Ý nghĩa của bộ Tam Sên trong các mâm cúng Thần Linh
Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho 3 loài vật sống ở dưới nước, trên cạn và trên trời như trên. Trong Kinh Lăng Nghiêm còn có một ý nghĩa khác. Đức Phật đã chia chúng ra 12 loài:
– Loài sinh từ thai gọi là Thai sinh
– Loài sinh từ trứng gọi là Noãn Sinh
– Loài sinh ở dưới đất có tính chất ẩm ướt như côn trùng gọi là Thấp Sinh
– Loài mà bỏ đi bản chất cũ và sinh ra hình chất mới như gạo hóa mọt, bông lúa hóa thành sâu,… được gọi là Hóa Sinh
– Loài có sắc là Hình Tướng
Cụm từ “Tam Sên” theo ông ta xưa cho biết là biểu tượng cho Thai Sinh, Noãn Sinh, Thấp Sinh. Ngày nay thì nhiều gia đình có thể dùng cá nướng để cúng thêm (Thấp Sinh, sống dưới nước), nhưng cùng tùy vào kinh tế mỗi nhà để mâm cúng thêm đủ đầy.
Bộ Tam Sên được bày vào đĩa ngay ngắn và trang trọng để thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với các vị Thần. Song, mang đậm ý nghĩa là sự tượng trưng cho các yếu tố của đất trời như đã nêu trên.
Đặc biệt là cầu mong các vị Thần linh phù hộ cho gia đạo bình an, gia đình mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió.
Các mâm cúng kết hợp với bộ tam sên
– Bộ tam sên cúng khai trương
– Bộ tam sên cúng thần tài
– Bộ tam sên cúng ngày vía thần tài
– Bộ tam sên cúng đất đai
– Bộ tam sên cúng sửa nhà mới nhập trạch
– Bộ tam sên cúng Thôi nôi
– Bộ tam sên cúng Đầy tháng
Những mâm cúng này có các lễ vật phần đa tương đối giống nhau, được sử dụng những thứ có trong đời sống thường ngày của chúng ta. Và kết hợp với bộ tam sên để kính dâng lên các Thần Linh
Lời kết
Trên đây Mâm cúng thuần Việt đã giới thiệu tới các bạn ý nghĩa bộ Tam Sên trong mâm cúng thần linh, những lễ vật cần có của bộ Tam Sên và những mâm cúng kết hợp với bộ Tam Sên này để mâm cúng thêm phần trang trọng, tươm tất và thành tâm. Nếu bạn và gia đình có nhu cầu đặt các dịch vụ mâm cúng trọn gói chuẩn truyền thống theo phong tục của người Việt, hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo số điện thoại 0984 259 193 để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn miễn phí 24/7 nhé! Xin cảm ơn